Tìm hiểu về vị mặn để chế biến món ăn cho trẻ 1 – 5 tuổi

vị mặn đối với trẻ 1 - 5 tu
0 0
Read Time:4 Minute, 45 Second

Trong các bữa ăn chính thì vị mặn là vị được dùng phổ biến nhất để chế biến nhằm làm thức ăn bớt nhạt và con người dễ ăn hơn, đồng thời cung cấp natri cho cơ thể. Đối với người Việt, gia vị mặn chủ yếu được sử dụng thường ngày chính là muối và nước mắm, sau nữa là nước tương. Tuy nhiên, đối với trẻ em, không phải lứa tuổi nào cũng có thể ăn vị mặn được ngay như người lớn. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi sẽ cần được nạp lượng muối khác nhau để vừa đảm bảo đủ cho cơ thể dùng vừa tránh được các bệnh do ăn quá nhiều muối gây ra.

Tác dụng của vị mặn đối với sức khỏe

Chất mặn trong thức ăn chủ yếu là muối. Muối trong cơ thể có tác dụng giữ cho dung lượng máu bình thường. Khống chế việc hấp thu và thải loại nước trong tế bào cơ thể. Ngoài ra, vị mặn có tác dụng truyền dẫn thần kinh, chuyển hoá protein và đường. Muối được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là natri và chlorua. Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối. Nhưng cũng gây ra những tác hại tới cơ thể con người khi sử dụng dư thừa.

vị mặn

Muối ăn là gia vị chính tạo nên vị mặn

Muối ăn đã bắt đầu xuất hiện cùng với các nền văn minh của nhân loại cách đây khoảng 5000 năm trước. Đặc tính được biết đến phổ biến của muối ăn là tạo vị mặn cho thực phẩm. Bên cạnh đó, muối ăn khi nêm vào thực phẩm còn có khả năng làm giảm vị đắng, tăng vị ngọt. Và từ đó tăng vị ngon tổng thể của món ăn. Dù là trẻ mới sinh hay người trưởng thành đều cần muối ăn. Tùy vào từng độ tuổi mà nhu cầu muối ăn sẽ khác nhau.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, không cần sử dụng bất cứ loại gia vị nào để chế biến món ăn cho trẻ. Bao gồm cả muối ăn. Trong sữa mẹ, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, rau tươi… đều đã có một lượng natri nhất định. Nên hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Đối với trẻ từ 12 tháng đến dưới 36 tháng tuổi. Tổng lượng muối cung cấp cho trẻ qua bữa ăn. Bao gồm lượng muối từ các gia vị như nước mắm, muối, bột canh… và từ thực phẩm. Không nên vượt quá 2,3g/ngày. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, lượng muối này không nên vượt quá 3g/ngày.

Do đó, khi chế biến món ăn cho trẻ, các bà mẹ cần chú ý nêm nếm nhạt hơn khẩu vị của mình. Để tránh thói quen ăn mặn cho trẻ sau này. Từ đó giúp phòng tránh cho trẻ nguy cơ mắc các bệnh do ăn nhiều muối trong tương lai. Như suy thận, loãng xương, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch…

Gia vị nước mắm

Thực tế, nước mắm đã xuất hiện từ cách đây hơn 2.000 năm trước. Và có nguồn gốc từ Đế quốc La Mã ở châu Âu. Bằng cách ướp cá biển với muối. Để chiết ra một thứ nước cốt mà thời đó họ gọi là garum. Nước mắm cũng xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với những tên gọi khác nhau. Tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á. Nước mắm là gia vị được ưa chuộng trong chế biến món ăn.

nước mắm

Về vị, ngoài đặc trưng có vị mặn, nước mắm còn có vị umami. (Vị ngọt thịt hay vị ngọt đạm). Rất đậm đà. Giúp khi nêm vào các món ăn sẽ làm món ăn ngon hơn. Vị umami này đến từ một lượng lớn axit amin có tên là glutamate. Được giải phóng ra từ các chất đạm của cá trong quá trình lên men ủ chượp cá.

Nước mắm có thể được sử dụng để chế biến món ăn cho trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên việc sử dụng nước mắm để nêm nếm cho món ăn của trẻ cần được xem xét trên tổng thể lượng muối từ các nguồn gia vị khác nhau. Để đảm bảo bảo đúng theo khuyến nghị về lượng muối cho trẻ. Khi dùng nước mắm, các bà mẹ cũng lưu ý nêm nếm nhạt hơn khẩu vị của mình. Để tránh thói quen ăn mặn cho trẻ sau này.

Gia vị nước tương

Nước tương hay còn gọi là xì dầu có nguồn gốc từ rất lâu đời, bắt nguồn từ Trung Quốc và đến nay rất phổ biến trong ẩm thực Châu Á. Sau quá trình lên men đậu nành để tạo nước tương, một hỗn hợp các axit amin được giải phóng bao gồm lượng lớn glutamate được tạo ra (tương tự như nước mắm) cùng với một lượng lớn các thành phần tạo hương, giúp mang đến cho nước tương vị ngọt đạm – vị umami đặc trưng rất rõ nét và hương vị hài hòa.

Tương tự như các loại gia vị khác, các bà mẹ sử dụng nước tương cho trẻ từ 12 tháng tuổi và khi dùng cần lưu ý tổng thể lượng muối từ các nguồn gia vị khác nhau để đảm bảo bảo đúng theo khuyến nghị về lượng muối cho trẻ, đồng thời nêm nếm nhạt hơn khẩu vị của mình để tránh thói quen ăn mặn cho trẻ sau này.

Xem thêm các bài viết khác về Dinh dưỡng trẻ em.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!